Quy trình chế biến món ăn cho trẻ tại trường mầm non Hoàng Hanh

Thứ hai - 22/08/2022 07:56
Quy trình chế biến món ăn cho trẻ tại trường mầm non Hoàng Hanh

Quy trình chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non

“Chưa là mẹ nhưng chứa chan tình mẹ

Bởi yêu nghề nên quý các em thơ”

Tình yêu thương của người giáo viên mầm non đối với những đứa con của mình tại trường là vô bờ bến, không gì có thể cân đo đong đếm được.

Chính vì vậy, công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, không chỉ riêng người cán bộ quản lý mà còn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của đội ngũ cấp dưỡng cũng như giáo viên đang trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.

Việc xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ trong trường mầm non là một trong những biện pháp cần thiết để đánh giá số lượng và chất lượng bữa ăn của trẻ. Qua đó điều chỉnh tính cân đối và đảm bảo dinh dưỡng hợp lý: đủ năng lượng, đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và cân đối các chất...cần cung cấp trong khẩu phần để chủ động phòng chống các bệnh do dinh dưỡng không hợp lý, giúp trẻ khỏe mạnh thông minh và phát triển toàn diện về mọi mặt: thể chất, tinh thần, trí tuệ.

Ngoài việc đảm bảo khẩu phần dinh dưỡng theo độ tuổi, đội ngũ cấp dưỡng thường xuyên học hỏi, tìm tòi những thực đơn mới lạ, hấp dẫn, thu hút trẻ ăn ngon miệng hơn.

Trong quá trình chế biến món ăn cho trẻ, điều mà chúng tôi quan tâm nhất chính là việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu tiếp phẩm cho đến khâu cuối cùng là chuyển thức ăn lên lớp đảm bảo đủ độ nóng để ăn đúng giờ.

Thực hiện quy trình bếp một chiều :

Tiếp nhận thực phẩm

Việc chọn lựa thực phẩm tươi ngon đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là rất quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe cho trẻ trong trường. Thực phẩm khi được tiếp nhận phải tươi ngon, rau củ không bị héo úa, thịt cá còn tươi không có mùi hôi. Thực phẩm giao cho nhà trường đủ số lượng, hóa đơn giao hàng và có giấy kiểm dịch thực phẩm an toàn của nhà cung cấp.
z3661618342021 be11c2bd5be65888e416c728c0231ab3
 

Sơ chế

Sau khi tiếp nhận thực phẩm từ khâu tiếp phẩm, chia thịt cá, rau củ, trái cây để riêng thành từng loại. Thực phẩm nào nấu trước thì sơ chế trước. Rau lá, rau củ thì loại bỏ phần gốc rễ, lá già, gọt vỏ, bỏ hạt...sau khi sơ chế xong các thực phẩm được chuyển sang rửa sạch.
z3661618311480 d00f70dd109f3ed93a45ca4a1d9b04bf

Rửa sạch

Thực phẩm được chuyển từ khâu sơ chế sang thì chia ra từng bồn để rửa: Bồn rửa thịt cá, bồn rửa rau củ, bồn rửa trái cây. Rửa trái cây trước, đến rau củ, thịt cá rửa sau cùng.Tất cả thực phẩm phải được rửa sạch 2-3 lần dưới vòi nước. Sau khi rửa xong thực phẩm được đưa qua xắt thái.

Xắt thái

  Tùy theo từng lứa tuổi, món ăn mà ta có thể xắt thái thực phẩm theo từng kích cỡ khác nhau. Những loại rau củ thì cắt hạt lựu.Thịt, tôm nấu canh thì xay rồi ướp gia vị. Cá nấu mặn cắt miếng rồi chiên. Sau khi xắt thái xong cho thực phẩm vào nồi đậy nắp lại rồi chuyển sang khâu chế biến. Thịt dùng để nấu xế được cân trọng lượng, ướp gia vị cho vào nồi đậy nắp và được cất vào tủ đựng thực phẩm.

Chế biến

Đảm bảo nấu ăn đúng kỹ thuật

*Nấu cơmCơm được nấu trong tủ hấp theo tỉ lệ 1 kg gạo thì đổ vào 1.2 kg nước cho trẻ  mẫu giáo, và 1.4kg nước cho trẻ nhà trẻ. Nấu cho đến khi đồng hồ báo nhiệt độ tủ hấp lên 1000C thì nấu thêm 20 phút nữa rồi tắt bếp, để thêm 15 phút nữa thì mới mở tủ đưa khay cơm ra, vệ sinh tủ hấp.
z3661584809841 a0e7d58bc2204682ddd996b2dbd51aac
 

*Nấu món mặn

Thực phẩm phải được ướp, xào với hành tỏi cho thơm trước khi nấu.

Các loại củ có màu đỏ,vàng nhiều vitamin A thì ta xào qua dầu trước để giữ màu và lấy được nhiều vitamin A. Khi chế biến thường món mặn hay sử dụng màu đỏ của quả gấc để tạo màu cho món mặn và quả gấc cung cấp nhiều vitamin A.
z3661584816635 ee9c276a03a61820039585203fc4a170

*Nấu món canh

Khi nấu canh cho dầu vào nồi, cho hành xay, tỏi xay vào phi cho vàng thơm rồi cho thịt, tôm vào xào cho săn thì cho nước đã đun sôi vào, cân lượng nước vừa đủ số lượng đã trừ lượng rau. Đậy nắp lại cho nước sôi bùng lên khoảng 10 phút thì cho rau vào,  ấn rau xuống nước (không được khuấy vì khi khuấy vitamin sẽ tan vào nước và mất đi). Đậy nắp lại cho sôi bùng lên nêm nếm cho vừa ăn cho hành, mùi vào rồi tắt bếp.
z3661584814103 cb86097b4b067f69f9f13c026da5938b

  • LƯU MẪU:

Thức ăn sau khi nấu xong được lưu lại mỗi loại một mẫu theo quy định:

+ Thức ăn lỏng 150 gr/ mẫu

+ Thức ăn đặc 100 gr/ mẫu

Dán niêm phong đúng theo quy định: bữa ăn,giờ lưu,ngày lưu,tên món ăn, có tên người thực hiện, bếp chính, kiểm tra của y tế và Ban giám hiệu.

Mẫu lưu sẽ được hủy sau 24 giờ

z3670516587971 81a6ae7ff1dccad903cf80922dc0708e

     Phân chia

Sau khi thức ăn được nấu xong thì định lượng sỉ số và chia lượng món ăn cho vào khuây, nồi chứa đựng của từng lớp và chuyển lên lớp cho trẻ ăn, đảm bảo đúng giờ, đủ dộ nóng.           
 

z3670516579577 47e5fbafa2b2c5c7a7bb19c3b012f707

                                         

Tác giả: Mầm non Hoàng Hanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên hệ với chúng tôi

Phòng tiếp đón


Phòng Hiệu trưởng


Thống kê truy cập
  • Đang truy cập18
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm17
  • Hôm nay5,245
  • Tháng hiện tại216,925
  • Tổng lượt truy cập6,818,792
Ảnh quảng cáo bên trái
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây